- Xác định các giá trị độ lún (độ lún lệch, tốc độ lún trung bình …) của công trình so với các giá trị tính toán theo thiết kế.
- Đánh giá khả năng làm việc và độ ổn định của nền móng công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng sau này.
-
Phương pháp sử dụng phổ biến để đo độ lún nhà và công trình là phương
pháp đo cao hình học quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 271: 2002 “Quy
trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng
phương pháp đo cao hình học”.
-
Nội dung của phương pháp là xác định độ cao các mốc đo lún (được gắn
tại các vị trí thích hợp trên hạng mục công trình) theo độ cao giả định
của hệ thống mốc chuẩn bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm
ngắn.
-
Việc quan trắc lún tiến hành theo các chu kỳ, giá trị lún của từng mốc
trong mỗi chu kỳ đo được xác định dựa trên chênh cao độ giữa hai lần đo
(hai chu kỳ).
-
Trong quá trình đo đạc cần tuân thủ các hạn sai trong qui phạm qui định
đối với thuỷ chuẩn Hạng II Nhà nước với một số chỉ tiêu kĩ thuật chủ
yếu như sau:
- Chiều dài tia ngắm nhỏ hơn 30 mét;
- Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và mia sau không được vượt quá 2 mét. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện mặt bằng công trình mà chênh lệch khoảng ngắm có thể lớn hơn; Chênh lệch về chênh cao trên một trạm máy xác định theo thang chính và thang phụ của mia Invar (hoặc theo 2 lần đọc số) không được vượt quá 0.3 mm;
- Sai số khép vòng fh phải thoả mãn:
fh ≤ ±0,5x
, n số trạm máy

-
Chu kỳ quan trắc lún: Số chu kỳ quan trắc được xác định phụ thuộc vào
đặc điểm công trình, tiến độ xây dựng và đặc điểm về độ lún của công
trình. Chu kỳ quan trắc được tính toán để phản ánh đúng thực chất quá
trình chịu tải của nền móng và sự ổn định của công trình.
Thiết bị quan trắc
- Sử dụng máy thủy bình độ chính xác cao
NA2 và mia Invar hoặc các máy khác có độ chính xác tương đương (như
Ni04, NAK2 hoặc NA03) để quan trắc lún công trình.
0 comments :
Post a Comment