Welcome to the Surveying Consultancy works

Professionals providing services Surveying - Map.

Welcome to the Surveying Consultancy works

Professionals providing services Surveying - Map.

Welcome to the Surveying Consultancy works

Professionals providing services Surveying - Map.

Welcome to the Surveying Consultancy works

Professionals providing services Surveying - Map.

Welcome to the Surveying Consultancy works

Professionals providing services Surveying - Map.

Wednesday, December 16, 2015

DACUM là phương pháp Phát triển Chương trình Đào tạo tốt nhất.

Bài Tổng hợp Kết quả Hội nghị Quốc tế về Giáo dục và Đào tạo nghề IVETA lần thứ 14, được tổ chức tại Viên, nước Cộng hoà Áo. Trong Hội nghị này có sự tham gia của các nước phát triển hàng đầu như Hoa Kỳ, Anh quốc, Áo….TS. Robert E. Norton là người hướng dẫn, thúc đẩy Hội nghị (Facilitator) và là một trong những tác giả đầu tiên của DACUM.
Nội dung Bài viết của TS. Robert E. Norton bao gồm:
- DACUM là gì?
- Bằng cách nào DACUM có thể thúc đẩy đào tạo?
- Tại sao phải sử dụng DACUM?
- Ai sử dụng DACUM?
- DACUM được sử dụng như thế nào?
- Tại sao DACUM là duy nhất?
Dưới đây là lần lượt các nội dung đó:
DACUM là gì?
DACUM là từ viết tắt của Phát triển Một Chương trình (Developing A Curriculum), là một phương pháp được nhận thức toàn cầu/một kỹ thuật phân tích nghề được sử dụng rộng rãi bởi các nhà hoạt động công nghiệp, các nhà giáo dục, và các nhà tư vấn nhằm xác định một cách có hiệu quả về nhiệm vụ, công việc, và những thông tin liên quan cần thiết đối với một nghề nào đó. DACUM cũng cung cấp nguồn dữ liệu xác đáng để đưa ra những quyết định trong quản lý, phát triển chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, lập kế hoạch nghề nghiệp, thiết kế lại nghề, đánh giá kết quả thực hiện và lập kế hoạch giám sát chất lượng nghề.
Làm thế nào các bạn có thể xác định được những gì sẽ được dạy ở cơ sở đào tạo của bạn hoặc các chương trình đào tạo? Liệu có khoảng cách giữa cái mà người học được dạy ở trường lớp và các phòng thí nghiệm so với cái mà đang diễn ra trên thế giới công việc thực tế? Có nhiều khảo sát đã tính được khoảng cách ấy là khoảng 50% hoặc cao hơn với một vài chương trình đào tạo. Cho dù không đề cập tới điều kiện của các cơ sở đào tạo, thì việc xác định kỹ năng, kiến thức và thái độ của người làm việc sẽ được dạy đối với các trường cao đẳng, các nhà kinh doanh, các nhà công nghiệp, các tổ chức chính phủ là một công việc rất nghiêm túc.
Không xác định chính xác nội dung thì 2 lỗi cơ bản gây tốn kém đáng kể sau đây có thể xảy ra. Đó là lỗi về “nội dung chương trình” dẫn đến hệ quả là không dạy cái đáng ra nên dạy (như các kỹ năng và kỹ thuật cập nhật) và dạy cái không nên dạy (những thông tin và kỹ năng đã lạc hậu). (Norton.1997).
 Như người ta có thể tưởng tượng được thì cả 2 lỗi này đều có ảnh hưởng nghiêm trọng và tiêu cực đối với sinh viên cũng như công nhân sắp hành nghề. Dạng lỗi đào tạo này có thể làm mất cơ hội tuyển dụng của các cá nhân và ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp, thậm chí có thể làm giảm đi phúc lợi và thu nhập kinh tế của cộng đồng.
Thật may mắn, có một phương pháp ít tốn kém, vừa nhanh, lại hiệu quả mà có sẵn nhằm giảm đi một cách có ý nghĩa những “sai sót (lỗi) của chương trình đào tạo” đồng thời lại phòng ngừa được việc “đánh lừa người học”. Phương pháp đó được gọi là DACUM (phát triển một chương trình).
Bằng cách nào DACUM có thể thúc đẩy đào tạo?
DACUM được sử dụng rộng rãi ngày nay như một phương pháp rất hiệu quả, đổi mới và duy nhất của phân tích nghề hay công việc. Nó cũng rất hiệu quả trong hướng dẫn phân tích quá trình cũng như các khái niệm nghề. Hội thảo phân tích DACUM thường bao gồm một người hướng dẫn và thúc đẩy DACUM được đào tạo và một ủy ban bao gồm 5-12 người công nhân/sinh viên tốt nghiệp lành nghề/ chuyên gia từ các vị trí, nghề nghiệp hoặc lĩnh vực phân tích khác nhau. Sơ đồ về kết quả của 2 ngày hội thảo được mô tả chi tiết gồm các nhiệm vụ, công việc được trình bày bởi những người tham gia hội thảo nói trên.
Dacum2015 1
Thêm nữa,  đối với các nhiệm vụ quan trọng, danh mục về kiến thức và các kỹ năng, về thái độ của người lao động, các công cụ/thiết bị/vật liệu/ phụ tùng, và xu hướng công việc phát triển trong tương lai cũng được xác định
DACUM được dựa trên ba tiên đề logic (Norton, 1997) như sau:
1. Những công nhân/sinh viên tốt nghiệp lành nghề có thể mô tả và xác định nhiệm vụ công việc chính xác hơn bất kỳ người nào khác. Những người làm nghề toàn thời gian ở vị trí của họ là những  chuyên gia thực sự đối với nghề đó. Mặc dù những người quản lý và phụ trách thường biết rất nhiều những công việc bổ trợ nhưng họ cũng thường xuyên thiếu chuyên môn cần thiết đối với các phân tích chất lượng cao.
2. Một phương pháp hiệu quả để xác định nghề nghiệp và công việc chính là mô tả tỉ mỉ các công việc mà người công nhân tiến hành. Một người công nhân thành công thực hiện các công việc khác nhau mà khách hàng và nhà tuyển dụng cần. Có thái độ tích cực và kiến thức là chưa đủ. Vì vậy, cần phải tìm ra những gì mà người công nhân lành nghề hàng đầu thực hiện (người công nhân giỏi nhất) sẽ cho chúng ta cơ hội đào tạo các công nhân lành nghề khác.
3. Tất cả các công việc, để được thực hiện một cách chính xác yêu cầu phải có đối với kiến thức, kỹ năng, công cụ nhất định và thái độ tích cực của người công nhân. Trong khi kiến thức, kỹ năng, công cụ và thái độ không phải là các công việc cụ thể, mà chúng là những điều kiện thúc đẩy để làm cho các công việc trở thành có thể đối với một người công nhân thành công. Vì bốn yếu tố thúc đẩy cần thiết này là quan trọng, nên được quan tâm chú ý để nêu ra trong hội thảo DACUM nhằm xác định danh mục của mỗi công việc. (Nói cách khác mỗi công việc cần được nêu tách bạch với kiến thức, kỹ năng, thái độ đi kèm với nó).
Tại sao lại sử dụng DACUM?
DACUM đã và đang được sử dụng một cách có hiệu quả để phân tích nghề với các mức độ khác nhau từ bán lành nghề, lành nghề, kỹ thuật viên cho đến quản lý và chuyên gia. Nó cũng được sử dụng có hiệu quả để định hình nghề nghiệp trong tương lai và để phân tích vị trí/địa vị công việc (các nhiệm vụ đã được lựa chọn) đối với nghề của người nào đó. Gần đây, với sự tăng cường mối quan tâm đối với chất lượng lần thứ tư bởi tổ chức TQM (quản lý chất lượng toàn bộ) ISO 9000, và QS 9000, DACUM đã đang được sử dụng rộng rãi làm căn cứ phân tích các quá trình sản xuất và các hệ thống công nghiệp khác nhau.
Có nhiều lí do phải sử dụng phương pháp DACUM. Sự thành công của bất kỳ tổ chức hay công ty nào cũng luôn luôn được ảnh hưởng bởi chất lượng đội ngũ được tuyển dụng của họ. Để xây dựng và duy trì lực lượng sản xuất có kỹ năng và tay nghề cao, các trường nghề, trường cao đẳng và các công ty sẽ phải đào tạo với chất lượng cao nhất để có thể chuẩn bị cho công nhân hiện tại và tương lai đáp ứng những thử thách mà họ phải đối mặt.
Thông tin về nghề nghiệp cụ thể và chính xác là rất cần thiết để đưa ra những quyết định đúng đắn đối với mọi lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Tất cả các phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng như TQM, ISO 9000, QS 9000… đòi hỏi các công ty cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về vai trò và trách nhiệm của những người công nhân của họ thông qua các nhiệm vụ, các công việc. Phân tích nghề hay phân tích công việc là phương pháp tốt nhất hiện có đối với việc thu thập các dạng thông tin khác nhau đó. Và phương pháp được dựa trên rất nhiều kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo và các nhà công nghiệp, đó chính là DACUM. Do đó, không còn nghi ngờ gì nữa DACUM là phương tiện tốt nhất để hướng dẫn phân tích nghề hiện nay.
Tại sao DACUM lại là phương pháp tốt nhất? Kết quả với chất lượng cao đạt được từ một uỷ ban tư vấn từ 5-12 công nhân lành nghề là lợi thế của phương pháp DACUM.
Lý thuyết DACUM được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, Canada, và nhiều quốc gia vì lí do đơn giản là:
- Hiệu quả cao
- Nhanh
- Chi phí thấp
Sự kết hợp các yếu tố hiệu quả, nhanh chóng và chi phí thấp đã làm phương pháp DACUM trở nên rất hấp dẫn đối với các cơ sở đào tạo nghề, các trường cao đẳng, các công ty và các tổ chức chính phủ. Một lý do quan trọng khác đối với việc sử dụng DACUM đã và đang tiếp tục trở thành niềm mong muốn của nhiều nhà giáo dục và đào tạo là vì nó vừa cập nhật lại vừa có thể địa phương hoá với hoàn cảnh cụ thể. Các nhà đào tạo có thể phát triển một chương trình cụ thể đối với nhu cầu của từng công ty để đáp ứng những người tuyển dụng tốt nhất. Theo đó, DACUM đã và đang trở thành sự lựa chọn mạnh mẽ nhất khi so sánh với các phương pháp phân tích nghề mất thời gian và tốn kém truyền thống.
Một khi các nhà tuyển dụng hiểu được rằng những kết quả thông qua DACUM mang lại, thì sẽ hiếm có một nhà tuyển dụng nào từ chối giúp đỡ. Nhiều cơ sở đào tạo đã báo cáo các tương tác giúp đỡ từ các nhà tuyển dụng, bao gồm:
- Cung cấp các thiết bị (có thể là vốn vay hoặc quà tặng) và các nguồn cung khác.
- Tổ chức thăm quan thực tế cho các cơ sở đào tạo.
- Tự nguyện cung cấp các chuyên gia xây dựng môn học.
- Cung cấp các tài liệu bỏ trợ.
- Cung cấp nhân lực để giúp đào tạo/hướng dẫn đối với lĩnh vực công nghệ phát sinh.
- Yêu cầu các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu sản xuất địa phương.
- Các đóng góp khác của các doanh nghiệp, các nhà công nghiệp, người lao động và nhà quản lý đối với các cơ sở đào tạo.
Các doanh nghiệp cần thiết kế chương trình đào tạo cập nhật, nhanh chóng và hiệu quả. Các kỹ năng và các năng lực cần thiết phải cụ thể, đáp ứng được quá trình sản xuất và mục tiêu chất lượng của công ty. Hội thảo 2 ngày về DACUM có thể thực hiện tương tự vừa rẻ hơn vừa có kết quả tốt theo mong đợi.
Ai sử dụng DACUM?
Các tổ chức quốc tế trên 40 quốc gia đã và đang sử dụng quy trình DACUM để phát triển và đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo tại các quốc gia như: Mỹ, Philippines, Hungary, Jamaica, Canada, New Zealand, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Malaysia, Singapore, và Trung Quốc…
Một báo cáo của công ty Dinal Chesson cho biết “DACUM” đã chứng tỏ là phương tiện hiệu quả và ý nghĩa nhất đối với việc thu thập thông tin liên quan đến nghề nghiệp thích hợp nhằm sử dụng trong chương trình phát triển nghề và đào tạo kỹ thuật của công ty. Nhóm đánh giá kinh doanh tổ hợp truyền thông vô tuyến Ericson gần đây đã phát biểu việc sử dụng DACUM của tổ chức trong phát triển đào tạo như là một phương tiện “thực tiễn nhất”.
Các tổ chức giáo dục như các Sở Giáo dục, Cao đẳng Kỹ thuật, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng và Trường nghề tư thục, Đạo học và Cao đẳng sư phạm, các trường Phổ thông trung học.
DACUM được sử dụng như thế nào?
DACUM đã và đang được áp dụng với nhiều ứng dụng khác nhau. Sau đây là 3 lĩnh vực thường ứng dụng DACUM:
Ứng dụng quản lý đào tạo:
- Đổi mới chương trình đào tạo nghề
- Hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện
- Thiết lập Thủ tục đánh giá chất lượng
- Bổ sung công việc với giá trị bổ sung
- Điều chỉnh quá trình phát triển năng lực
- Xây dựng kế hoạch yếu tố đầu vào đối với quá trình kiểm soát chất lượng theo ISO/QS9000
Ứng dụng liên quan đến lĩnh vực đào tạo:
- Xác định các năng lực chương trình đào tạo
- Xác định mức độ khó khăn và mức độ quan trọng của công việc
- Đánh giá nhu cầu đào tạo
- Làm cơ sở xây dựng tài liệu đào tạo
- Xác định các tiêu chuẩn nghề
Sử dụng trong kế hoạch nguồn nhân lực:
- Mô tả nhu cầu nghề
- Hướng dẫn lập kế hoạch đào tạo nghề
- Chứng nhận năng lực nghề
- Phân loại nghề
Tại sao DACUM lại là duy nhất?
DACUM là duy nhất bởi một số lý do khi so sánh qua phỏng vấn và khảo sát với một số phương pháp phân tích nghề truyền thống (PERSONALITY-BASED JOB ANALYSIS - Mentis/Job analysis - Wikipedia, the free encyclopedia). Sự kết hợp các điểm mạnh sau đây đã chứng minh DACUM là một quy trình/phương pháp phân tích nghề có chất lượng và hiệu quả cao nhất cho đến ngày nay.
- Tương tác nhóm: Các thành viên trong uỷ ban cố vấn tự do chia sẻ ý kiến và chọn lọc các ý kiến của nhau.
- Động não tăng năng lượng: Thủ tục động não được sử dụng một số lần (trong hội thảo) nhằm tối đa hoá những lợi thế của DACUM nhằm xác định toàn bộ nhiệm vụ và công việc (trong phân tích nghề).
- Sức mạnh tổng hợp của nhóm được thúc đẩy cụ thể, các thành viên trong nhóm thúc đẩy và truyền sức mạnh lẫn nhau cùng tạo ra kết quả có chất lượng cao.
- Đồng thuận nhóm : Thành viên của uỷ ban với sự hướng dẫn của một một người thúc đẩy sẽ đánh giá và sàng lọc từng ý kiến đóng góp cho đến khi nhất trí.
- Định hướng tương lai: Uỷ ban được giao nhiệm vụ xác định xu hướng nghề trong tương lai và quan tâm những khả năng có thể thay đổi nghề của mình trong tương lai.
- Tích luỹ kinh nghiệm đối với người học và người được tuyển dụng- Khi những đối tượng này biết rằng những công nhân lành nghề tham gia xác định nhiệm vụ và công việc trong phân tích nghề thì kết quả phân tích chắc chắn được nhận thức.
- Kết quả tổng hợp-khi 5-12 công nhân lành nghề được thúc đẩy và hướng dẫn trong 2 ngày bởi một người hướng dẫn có chất lượng, tất cả các nhiệm vụ và công việc sẽ  thường được xác định cùng với cùng với kiến thức và kỹ năng liên quan, các hành vi của người công nhân, thiết bị và công cụ, và cả xu hướng tương lai và các mối quan tâm khác.
- Chất lượng hàng đầu-kết quả là sự tổ hợp cáo ý kiến của tập thể uỷ ban tư vấn (4-11 người) đóng góp cho một người nào đó khi họ nêu ý kiến, vì vậy kết quả sẽ được tối đa hoá chất lượng.
- Chi phí thấp: Một phân tích nghề nào đó theo DACUM có thể hoàn tất trong 2 ngày thay vì phải mất 25-30 ngày như một số phương pháp khác, vì vậy chi phí toàn bộ giảm đi rất nhiều.
Thông thường, uỷ ban DACUM hoàn thành bảng mô tả nhiệm vụ và công việc cho một nghề nào đó mà không phương pháp nào có thể đạt được. Các thành viên của uỷ ban trong buổi cuối của hội thảo 2 ngày thường tặng tài liệu hoặc thiết bị cho chương trình. Dạng khác của đóng góp thường là đưa ra chương trình tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp, hoặc chủ trì các buổi thăm quan/thực tập thực địa, và cung cấp địa điểm thực hành đối với sinh viên học nghề.
DACUM đặc biệt thích hợp với các tổ chức và cơ sở đào tạo đang áp dụng hay đang lập kế hoạch áp dụng chương trình giáo dục dựa trên năng lực (CBE) hay đào tạo dựa trên hoạt động thực tiễn (PBT). Đó là phương tiện cần thiết ban đầu đối với bất cứ chương trình đào tạo CBE/PBT nào liên quan đến việc xác định các công việc một cách cẩn thận (thường được gọi là năng lực đầu ra) theo chương trình đào tạo.
DACUM  giúp các cơ sở đào tạo và các trường tạo nên giá trị quan hệ cộng đồng với các nhà tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng hiểu mục tiêu và phương pháp DACUM thì tương tác đầu tiên là họ muốn giúp  nhà trường xác định các năng lực cần thiết mà người công nhân cần trong lĩnh vực của họ. Vì vậy, nhiều nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu được thể hiện bổ sung ý kiến trong uỷ ban, thậm chí đôi khi tham gia uỷ ban tư vấn nghề. Điều đó giúp họ để tâm đến cơ sở đào tạo và thực sự nghiêm túc đối với việc giúp xác định cái mà người học cần thực hiện để hoàn tất chương trình đào tạo. Điều đó cũng có giá trị đối với người được tuyển dụng trong tương lai.
Một giá trị khác nữa được các công ty đề cập là DACUM định nghĩa chính xác được nghề nào đó. DACUM xác định chính xác những gì đang diễn ra đối với một nghề hiện tại. Một nhà quản lý của một công ty lớn đã viết trong một báo cáo là "Những thông tin đáng bàn có trong DACUM là những gì người giám sát nghĩ đối với người được tuyển dụng đang thực hiện và những gì mà người được tuyển dụng đang thực sự thực hiện là hai thứ khác nhau. Khi bạn hiểu biết rõ ràng những gì thực sự đang diễn ra đối với một nghề, khi đó bạn sẽ có quyết định hợp lý liên quan tới sắp xếp và cơ cấu lại nghề. "
 Nói tóm lại, DACUM đang vận hành rất tốt. Vì thế chúng tôi có khẩu hiệu là DACUM GIÚP ĐÀO TẠO NGHỀ TỐT HƠN. Chúng tôi hy vọng rằng bạn hãy cho khẩu hiệu đó có cơ hội làm việc cùng bạn.

Friday, December 4, 2015

Tuyen Thuong Kontum- Quang Ngai

Các thông số
Tổng chiều dài :
Số góc :
Điểm đầu :
Điểm cuối :
Địa phận tuyến đi qua :   

Thursday, November 26, 2015

Nghề Trắc địa công trình.


Mô tả nghề
Khảo sát địa hình là nghề khảo sát, đo, tính toán, vẽ các loại bình đồ,  mặt cắt địa hình phục vụ cho thiết kế các loại công trình xây dựng; đo, tính toán và vẽ bản đồ mặt đất tại khu vực địa lý theo yêu cầu của khách hàng hoặc phục vụ nghiên cứu khoa học; bố trí các công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa; thực hiện đo đạc kiểm tra thi công, hoàn thiện, nghiệm thu đưa vào bàn giao sử dụng và quản lý các công trình xây dựng.  
Các nhiệm vụ, công việc

S
TT
CÁC NHIỆM VỤ
CÁC CÔNG VIỆC
THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ
1
A- nghiên cứu tài liệu đã có và tìm  hiểu thực địa

A01- Nghiên cứu các tài liệu đã có

A02- Kiểm tra đối chiếu  với thực địa

A03- Trao đổi với nhà đầu tư

A04- Trao đổi với địa phương

A05- Xây dựng kế hoạch thi công

A06- Dự toán kinh phí theo kế hoạch thi công





2
B- Xây dựng lưới khống chế mặt bẳng cơ sở
B01- Thiết kế lưới khống chế mặt bằng cơ sở trên bản đồ

B02- Chọn điểm  lưới khống chế mặt bằng cơ sở trên thực địa

B03- Thông hướng ngắm giữa các điểm khống chế mặt bằng cơ sở
B04- Chôn mốc khống chế mặt bằng cơ sở

B05- Xây dựng giàn tiêu đo lưới khống chế mặt bằng cơ sở
B06- Lập ghi chú điểm khống chế mặt bằng cơ sở
B07- Chuẩn bị máy móc thiết bị, dụng cụ đo lưới khống chế mặt bằng cơ sở
B08- Đo cạnh gốc lưới khống chế mặt bằng cơ sở

B09- Đo góc lưới khống chế mặt bằng cơ sở

B10- Xác định số liệu đo lưới khống chế mặt bằng cơ sở

B11- Bình sai số liệu đo lưới khống chế mặt bằng cơ sở

B12- Hiệu chỉnh lưới khống chế mặt bằng cơ sở

B13- Đưa điểm khống chế mặt bằng cơ sở lên bản vẽ bình đồ


3
C- Xây dựng lưới khống chế độ cao cơ sở

C01- Thiết kế lưới khống chế độ cao cơ sở trên bản đồ

C02- Chọn điểm lưới khống chế độ cao cơ sở trên thực địa

C03- Chôn mốc lưới khống chế độ cơ sở

C04-  Lập ghi chú điểm khống chế độ cao cơ sở

C05- Chuẩn bị máy móc thiết bị, dụng cụ đo lưới khống chế độ cao cơ sở
C06- Đo thủy chuẩn điểm khống chế độ cao cơ sở

C07- Xác định số liệu đo lưới khống chế độ cao cơ sở

C08- Bình sai số liệu đo lưới khống chế độ cao cơ sở

C09- Hiệu chỉnh lưới khống chế độ cao cơ sở

C10- Xác định sơ bộ điểm khống chế độ cao cơ sở lên bản vẽ bình đồ

4
D- Xây dựng lưới khống chế theo công nghệ GPS
D01- Thiết kế lưới khống chế GPS

D02- Bố trí điểm lưới khống chế GPS trên thực địa

D03- Chuẩn bị máy móc thiết bị, dụng cụ đo lưới khống chế GPS
D04- Lên lịch thời gian đo lưới khống chế GPS

D05- Đo lưới khống chế GPS

D06- Trút số liệu đo lưới khống chế GPS

D07- Bình sai số liệu đo lưới khống chế GPS
D08- Hiệu chỉnh lưới khống chế GPS




5
E- Xây dựng lưới khống chế đo vẽ bình đồ
E01- Thiết kế lưới khống chế đo vẽ trên bản vẽ bình đồ
E02- Bố trí điểm lưới khống chế đo vẽ bình đồ ngoài thực địa
E03- Đo góc lưới khống chế đo vẽ bình đồ

E04- Đo cao lưới khống chế đo vẽ bình đồ
E05- Bình sai lưới khống chế đo vẽ bình đồ
E06- Hiệu chỉnh lưới khống chế đo vẽ bình đồ
E07- Đưa điểm lưới khống chế đo vẽ lên bản vẽ bình đồ

E08- Thiết lập bổ sung điểm khống chế đo vẽ bình đồ bằng tuyến dẫn
E09- Thiết lập bổ sung điểm khống chế đo vẽ bình đồ bằng giao hội


6
F- Đo vẽ bình đồ
F01- Phân mảnh bản vẽ bình đồ

F02- Đo điểm chi tiết bình đồ trên thực địa
F03- Tính toán số liệu điểm chi tiết bình đồ
F04- Đưa điểm chi tiết bình đồ lên bản vẽ bình đồ
F05- Kiểm tra bản vẽ bình đồ sơ bộ bằng mắt
F06- Kiểm tra bản vẽ bình đồ bằng máy
F07- Hiệu chỉnh các điểm chi tiết bình đồ
F08- Biên tập bản vẽ bình đồ




7
G- Thành lập bình đồ kỹ thuật số
G01- Chuẩn bị máy móc thiết bị kỹ thuật số
G02- Xử lý số liệu lưới khống chế mặt bằng bằng phần mềm chuyên dụng  
G03- Xử lý số liệu lưới khống chế độ cao bằng phần mềm chuyên dụng
G04- Tính toạ độ - độ cao điểm chi tiết bằng phần mềm chuyên dụng
G05- Vẽ bình đồ số

G06- Số hoá bình đồ

G07- In bình đồ






8
H- Nghiệm thu và bàn giao bình đồ
H01- Nghiệm thu ngoại nghiệp

H02- Hiệu chỉnh bình đồ sau nghiệm thu ngoại nghiệp
H03- Nghiệm thu nội nghiệp

H04- Tổng hợp các tài liệu bình đồ
H05- Xuất bản bình đồ
H06- Bàn giao hồ sơ nội nghiệp bình đồ

H07- Bàn giao các điểm mốc lưới khống chế trên thực địa



ĐO ĐẠC PHỤC VỤ THIẾT KẾ, THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG


9
I- Đo vẽ các loại mặt cắt phục vụ thiết kế công trình xây dựng
I01- Nghiên cứu các loại tài liệu liên quan

I02- Kiểm tra thực địa công trình

I03- Thiết kế tuyến đo, điểm đặc trưng mặt cắt trên bình đồ
I04- Bố trí các điểm mặt cắt trên thực địa

I05- Thông tuyến các hướng đo mặt cắt
I06- Đo chiều dài giữa các điểm đặc trưng mặt cắt
I07- Đo góc các điểm đặc trưng mặt cắt

I08- Đo cao các điểm đặc trưng mặt cắt

I09- Tính toán số liệu đo các loại mặt cắt
I10- Hiệu chỉnh số liệu đo mặt cắt

I 11- Vẽ các loại mặt cắt công trình

I 12- Nghiệm thu thực địa mặt cắt công trình

I13- Hiệu chỉnh mặt cắt

I14- Nghiệm thu tài liệu nội nghiệp các loại mặt cắt
I15- Bàn giao hồ sơ nội nghiệpcác loại mặt cắt
I16- Bàn giao mặt cắt công trình ở thực địa






10
J- Bố trí công trình xây dựng từ bản vẽ thiết kế ra thực địa
J01- Nghiên cứu tài liệu thiết kế công trình xây dựng

J02- Kiểm tra thực địa khu vực công trình xây dựng

J03- Xác định các yếu tố liên quan đến bố trí công trình ra thực địa
J04- Chuyển vị trí điểm thiết kế công trình ra thực địa

J05- Hiệu chỉnh vị trí công trình

J06- Bàn giao vị trí các điểm thiết kế công trình xây dựng






11
K- Đo đạc thi công công trình
xây dựng
K01-Đo đạc hướng dẫn thi công công trình theo thiết kế

K02- Hiệu chỉnh sai lệch vị trí công trình

K03- Đo đạc hoàn công từng phần công trình

K04- Đo đạc hoàn thành công trình

K05- Đo đạc nghiệm thu công trình

K06- Bàn giao hồ sơ trắc địa liên quan đến công trình






12

L- Hiệu chỉnh máy - dụng cụ trắc địa
L01- Tập huấn về sử dụng, hiệu chỉnh và bảo qủan máy trắc địa

L02- Kiểm nghiệm máy kinh vĩ

L03- Kiểm nghiệm máy thủy chuẩn

L04- Kiểm nghiệm các sai số máy toàn đạc điện tử (cho phép hiệu chỉnh)
L05- Kiểm tra sai số máy toàn đạc điện tử (không cho phép hiệu chỉnh)
L06- Kiểm tra gương

L07- Kiểm tra mia




NHIỆM VỤ LIÊN QUAN


13
M- Tổ chức thi công và bảo đảm an toàn sản xuất
M01- Tổ chức thi công

M02- Hạch toán kinh tế

M03- Huấn luyện về an toàn lao động

M04- Thực hiện an toàn máy móc, tài liệu trắc địa
M05- Thực hiện quy định bảo hộ lao động

M06- Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ
M07- Sơ cứu người bị ngạt nước

M08- Sơ cứu người bị ngạt khí
M09- Cấp cứu nạn nhân bị điện giật

M10- Câp cứu nạn nhân bị chấn thương

14
N - Phát triển nghề nghiệp
N01- Đúc rút kinh nghiệm
N02- Trao đổi với đồng nghiệp

N03- Cập nhật công nghệ mới

N04- Học ngoại ngữ và tin học

N05- Tham gia tập huấn chuyên môn

N06- Tham gia xây dựng chương trình đào tạo
N07- Đào tạo công nhân bậc thấp





(Nguồn : Tài liệu Hội thảo chương trình đào tạo nghề - Trường CĐ Công nghiệp Tuy Hòa)